Trước khi nhổ răng khôn cần làm gì và những lưu ý | Diễn đàn DHTN | SEO, Công nghệ, IT, mua bán

Website nhà tài trợ:

  1. Khách đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Trước khi nhổ răng khôn cần làm gì và những lưu ý

Thảo luận trong 'Thẩm Mỹ Viện' bắt đầu bởi nenle, 27/2/20.

XenForohosting
  1. nenle
    Offline

    nenle admin

    (Website tài trợ: kiến trúc nhà ở đẹp)
    Nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm theo khuyến cáo của Bác sĩ rất cần thiết, nhằm ngăn ngừa kịp thời các biến chứng răng khôn. Tuy nhiên, nếu chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau nhổ răng không tốt có thể gây ra sưng mặt, đau họng, sốt nhẹ...Vậy khi nhổ răng khôn cần lưu ý điều gì? Hãy cùng tham khảo những kinh nghiệm nhổ răng khôn mà bạn nên biết trong bài viết dưới đây nhé.
    1. Quy trình nhổ răng khôn

    Răng khôn là răng nằm ở vị trí cuối cùng của cùng hàm, không có nhiều chức năng ăn nhai. Khi răng nhú mọc, thường gây nhiều đau nhức, khó chịu và có thể hình thành các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm đều được Bác sĩ khuyến cáo nhổ bỏ.

    Quy trình nhổ răng khôn gồm các bước như sau:
    Thăm khám

    Khi có cảm giác đau nhức vùng nướu ở góc trong cùng của cung hàm, bạn nên thăm khám sớm để xác định nguyên nhân, theo dõi quá trình mọc răng khôn để có hướng xử lý kịp thời.

    [​IMG]

    Trước khi nhổ răng khôn, Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chụp X-quang răng. Từ đó, xác định được vị trí, hướng mọc của răng cũng như xem xét chân răng to hay nhỏ để đưa ra kế hoạch tiểu phẫu phù hợp.

    Tiếp đến, bạn sẽ thực hiện xét nghiệm máu nhằm kiểm tra độ đông máu có đạt điều kiện thực hiện tiểu phẫu không. Cuối cùng, Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng, điều trị các tổn thương hoặc viêm nhiễm nếu có.

    ==>> Tham khảo bài viết: Nhổ răng khôn có ăn được thịt gà không

    Tuy nhiên, tiểu phẫu nhổ răng khôn liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu xoang hàm, dây thần kinh... nên không thể thực hiện các phương pháp giải phẫu chuyên biệt. Do đó, với những người mắc các bệnh lý toàn thân như: tim mạch, tiểu đường, rối loạn máu đông...răng khôn sẽ được giữ lại. Vì vậy, để tránh những biến chứng hậu phẫu, hãy trao đổi rõ với Bác sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử bệnh lý.

    Khám răng rất quan trọng, bởi chỉ sau khi hiểu rõ về vị trí mọc và sức khỏe toàn thân, Bác sĩ mới có thể quyết định có nên nhổ răng khôn hay không. Do đó, nếu Bác sĩ yêu cầu nhổ răng nhưng chưa thăm khám, bạn nên từ chối và chọn một cơ sở nha khoa khác, uy tín hơn để được khám, tư vấn kỹ lưỡng.

    Bác sĩ tiến hành khám răng để nắm rõ tình trạng phát triển của răng khôn và đưa ra hướng điều trị phù hợp
    Nhổ răng

    Đến ngày nhổ răng khôn, Bác sĩ sẽ thăm khám một lần nữa để đảm bảo sức khỏe của cơ thể, răng miệng luôn tốt nhất, sẵn sàng thực hiện ca tiểu phẫu.

    Quy trình thực hiện:

    Bước 1: Gây tê

    [​IMG]

    Nhổ răng số 8 chỉ là tiểu phẫu nên chưa cần đến phương thức gây mê nên Bác sĩ chỉ tiến hành gây tê cục bộ để hạn chế đau nhức. Sau 1 – 1,5 tiếng, thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ có cảm giác hơi đau nhức ở vị trí nhổ răng.

    Bước 2: Nhổ răng

    Bác sĩ rạch nướu để lấy phần thân và chân răng khôn. Trường hợp răng khôn mọc lệch nhiều, Bác sĩ sẽ dùng máy khoan nha khoa cắt răng thành nhiều phần để lấy răng ra dễ dàng hơn cũng như hạn chế tác động đến xương hàm và các răng kế cận.

    Thời gian nhổ răng phụ thuộc vào vị trí và hướng mọc của răng. Trung bình mỗi răng thường chỉ mất khoảng 15 – 30 phút, tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài đến vài tiếng.

    ==>> Xem thêm bài viết: Nhổ răng khôn bằng bảo hiểm y tế

    2. Kinh nghiệm nhổ răng khôn bạn nên biết

    Trước khi nhổ răng khôn cần làm gì, bạn nên lưu ý một số kinh nghiệm sau:
    Trước khi nhổ răng khôn
    Chọn cơ sở nha khoa uy tín
    Tiểu phẫu nhổ răng khôn khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là răng mọc lệch, mọc ngầm. Nếu Bác sĩ không tìm hiểu kỹ tình trạng răng hoặc nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng. Do đó, bạn nên lựa chọn khám và nhổ răng tại những cơ sở nha khoa uy tín hoặc các bệnh viện lớn. Đội ngũ Bác sĩ có kiến thức chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm nhằm đảm bảo quá trình nhổ răng an toàn và hiệu quả.
    Sắp xếp thời gian
    Thời gian thăm khám và nhổ răng là khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Bạn sẽ được hẹn gặp lần đầu để khám răng, chụp X-quang răng, xét nghiệm máu và điều trị các tổn thương tại vị trí răng khôn (nếu có). Khi sức khoẻ của cơ thể và răng miệng tốt nhất, Bác sĩ mới tiến hành nhổ răng vào lần hẹn tiếp theo.
    Thời gian tiểu phẫu thường kéo dài từ 15 – 30 phút hoặc vài tiếng. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, vùng nướu, má có thể sưng nhức, khó chịu. Do vậy, cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sau khi mổ. Cụ thể, bạn sẽ cần nghỉ ngơi khoảng 2 – 3 ngày nếu nhổ một răng khôn, 4 – 5 ngày nếu nhổ hai răng.
    Ăn no trước khi nhổ răng
    Trước khi nhổ răng, bạn cần ăn thật no để giúp cơ thể không bị tụt huyết áp đột ngột khi tiểu phẫu, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
    Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi nhổ răng

    Nhổ răng khôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là người có nỗi sợ nha khoa từ nhỏ. Nhưng thực tế, nhổ răng khôn không gây nhiều đau đớn nếu thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo vô trùng cùng trang thiết bị nha khoa hiện đại. Sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi ê nhức ở vị trí nhổ răng. Tuy nhiên, cơn đau này sẽ chấm dứt nhanh chóng nếu vết mổ được chăm sóc kỹ lưỡng và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

    ==>> Tìm hiểu thêm bài viết: Bọc răng sứ giá rẻ tại Hà Nội.

    Sau khi nhổ răng khôn

    Sau khi nhổ răng 1 – 1,5 tiếng, thuốc tê sẽ hết tác dụng, vị trí nhổ răng bị sưng nhức và nhạy cảm hơn. Để giảm tình trạng này cũng như phòng ngừa các biến chứng răng khôn, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

    Cắn chặt bông gòn khoảng 30 phút sau khi nhổ răng khôn để cầm máu.

    Uống thuốc kháng sinh và giảm đau theo chỉ định của Bác sĩ. Tránh uống quá sớm hoặc trễ hơn.

    Không súc miệng trong 6 giờ đầu sau khi nhổ răng.

    [​IMG]

    Không nên dùng tay, lưỡi hoặc các vật dụng khác chạm vào vị trí nhổ răng vì có thể khiến vết mổ chảy máu trở lại.

    Sau khi nhổ răng 6 tiếng, bạn có thể súc miệng lại bằng nước muối ấm để sát khuẩn vết thương.

    Chỉ ăn những món ăn mềm, lỏng như súp, cháo, bún mềm,...Tránh ăn những thực phẩm dai, cứng, giòn, cay nóng để không làm ảnh hưởng đến vết mổ.

    ==>> Xem thêm: Bọc răng sứ giá bao nhiêu

    Bạn nên dùng các loại súp mềm, lỏng sau khi nhổ răng khôn

    Nên tránh ăn nhai ở vị trí vừa mới nhổ răng để hạn chế tác động đến vết mổ.

    Bổ sung thêm sữa, sữa chua và các loại Vitamin từ rau củ quả để tăng sức đề kháng cũng như giúp cơ thể không bị nóng do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

    Sau khi nhổ răng 24 giờ, bạn có thể chườm đá hoặc chườm nóng ở ngoài má để giảm sưng và đau nhức.

    Tránh hút thuốc, uống rượu bia, nước ngọt trước và sau khi nhổ răng khôn.

    Uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước.

    Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau khi nhổ răng, tránh hoạt động quá sức hoặc quá căng thẳng sau khi tiểu phẫu.

    Gặp Bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sốt cao, chảy máu nướu, sưng mặt, viêm họng...kéo dài hơn 1 tuần kể từ lúc nhổ răng.

    Nắm rõ kinh nghiệm nhổ răng khôn không chỉ giúp bạn chuẩn bị tâm lý mà còn biết cách chăm sóc răng miệng tốt hơn trước và sau khi tiểu phẫu. Tuy nhiên, để có hướng điều trị phù hợp, bạn nên trực tiếp đến nha khoa thăm khám và nghe tư vấn từ Bác sĩ.
     

Chia sẻ trang này