Sau khi trộn đề trắc nghiệm online nên đặt mã đề thế nào cho “chất”? | Diễn đàn DHTN | SEO, Công nghệ, IT, mua bán

Website nhà tài trợ:

  1. Khách đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Sau khi trộn đề trắc nghiệm online nên đặt mã đề thế nào cho “chất”?

Thảo luận trong 'Dịch Vụ Khác' bắt đầu bởi myhoa3737, 6/7/21.

XenForohosting
  1. myhoa3737
    Offline

    myhoa3737 admin

    (Website tài trợ: kiến trúc nhà ở đẹp)
    trộn đề trắc nghiệm online là cách thức giúp giáo viên tạo ra nhiều mã đề khác nhau từ cùng một bộ câu hỏi, nhằm hạn chế tình trạng học sinh trao đổi bài trong giờ kiểm tra. Nhưng với độ tinh quái của học sinh, các em dễ dàng “bắt sóng” được những bạn có cùng mã đề với mình. Vậy thầy cô nên tạo mã như thế nào để khiến học sinh “chào thua”?

    Cách đặt mã đề sáng tạo sau khi trộn đề trắc nghiệm online khiến học sinh đau đầu mỗi khi hỏi bài
    1. Đặt một câu hoặc dãy số thật dài
    Thông thường, nếu mã đề tạo bằng phần mềm trộn đề được ký hiệu bằng một số chữ cái hoặc số ngắn thì học sinh rất dễ trao đổi với nhau. Do đó, thầy cô có thể thử đặt mã đề là một câu thật dài hoặc một dãy số dài, gây khó khăn cho các em trong quá trình “thăm hỏi” lẫn nhau.


    1. Tất cả mã đề đều giống nhau
    Sẽ ra sao nếu như học sinh của bạn phát hiện ra rằng chúng được phát cùng một mã đề, nhưng nội dung lại được xáo trộn khác nhau? Cách này sẽ đánh lừa các em rằng mình cũng chung mã đề với bạn, nhưng lại trao đổi ra đáp án khác nhau. Để đạt hiệu quả cao hơn nữa, thầy cô nên trộn đề trắc nghiệm online ra khoảng 5 - 7 bộ đề khác nhau, đảm bảo trong phạm vi 6 học sinh không có ai trùng đề với nhau.


    1. Mã đề là một câu nói gây hiểu lầm
    Có một kiểu đặt mật khẩu wifi vui nhộn khá kinh điển, đó là “khongcopass” (không có pass), khiến người nghe hiểu lầm rằng wifi ở đó không có mật khẩu. Tương tự, thầy cô cũng có thể đặt tên mã đề gây nhiễu từ phần mềm trộn đề như:

    • Không có mã đề;

    • Giống với của bạn;

    • Mình không cho đâu;

    • Đừng hỏi nữa;

    • Thầy/cô tới kìa.

    1. Mã đề là một công thức toán học/hóa học/vật lý
    Đây là một kiểu đặt mã đề khá sáng tạo cho việc trộn đề trắc nghiệm online các môn khoa học. Một công thức phức tạp hay phương trình toán học rối rắm sẽ khiến các cô cậu học trò gặp khó khăn khi “truy tìm đồng đội”. Vì chỉ đọc mã đề ra thôi đã tốn rất nhiều công sức rồi.

    [​IMG]

    1. Mã đề tiếng nước ngoài (khác tiếng Anh)
    Học sinh khó có thể trao đổi mã đề cho nhau nếu chúng thậm chí còn không đọc được mã. Thầy cô có thể sử dụng các ngôn ngữ ngoài tiếng Anh nhưng vẫn sử dụng chữ cái Latinh như tiếng Pháp, Đức, Ý… để làm mã đề, sẽ rất thú vị đấy.


    Bên trên là một số gợi ý đặt mã đề “bá đạo” mà thầy cô có thể thử cho các buổi kiểm tra tới. Đây là một cách cảnh cáo học sinh không được trao đổi, nhưng vẫn tạo ra được chút không khí hài hước, vui nhộn cho các em. Tuy nhiên, việc đặt mã đề này chỉ có hiệu quả khi thầy cô trộn đề trắc nghiệm online thành nhiều bộ khác nhau, ít nhất là 3 mã.
     

Chia sẻ trang này