Quy trình thi công sàn vượt nhịp không dầm tại Trường Sinh | Diễn đàn DHTN | SEO, Công nghệ, IT, mua bán

Website nhà tài trợ:

  1. Khách đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Quy trình thi công sàn vượt nhịp không dầm tại Trường Sinh

Thảo luận trong 'Dịch Vụ Khác' bắt đầu bởi chuhuymanh123, 31/10/23.

XenForohosting
  1. chuhuymanh123
    Offline

    chuhuymanh123 admin

    (Website tài trợ: kiến trúc nhà ở đẹp)
    Sàn vượt nhịp hay còn gọi là sàn phẳng không dầm là loại sàn được chế tạo bằng nhựa tái chế, tùy vào chiều dài vượt nhịp của sàn sẽ dùng hộp có chiều cao khác nhau, các hộp nhựa tạo rỗng được đặt vào miền trung hòa của sàn bê tông cốt thép giúp cho trọng lưởng của sàn được giảm và vượt nhịp từ 8-22m.
    Quy trình thi công sàn vượt nhịp – sàn không dầm tại Trường Sinh.
    Trường Sinh với đội ngũ thiết kế và thi công chuyên nghiệp chúng tôi thường xuyên cập nhật và áp dụng những ứng dụng, công nghệ mới nhất để đưa vào các công xây dựng. Với thương hiệu đã được khẳng định chúng tôi luôn đưa ra các Quy trình thi công chặt chẽ, các bước chuyển giao công công nghệ để công trình luôn được đảm bảo về chất lượng và tính thẩm mỹ cao nhất. Dưới đây là các Quy trình thi công sàn không dầm của công ty chúng tôi.

    Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, thông tin từ phía khách hàng.

    Bước 2: Lập phương án thiết kế kiến trúc, đưa ra các giải pháp thiết kế kết cấu cho công trình thi công sàn không dầm.

    Bước 3: Triển khai thi công phần móng, thi công phần thân.

    Bước 4: Thi công sàn không dầm và Quy trình thi công như sau.

    + Lắp dựng ván khuôn coppha sàn.

    [​IMG]

    + Gia công lắp đặt cốt thép:

    - Sau khi lắp dựng ván khuôn coppha xong chúng tôi tiến hành gia công và lắp đặt thép dầm biên, lưới thép lớp dưới.

    - Tiếp theo chúng tôi triển khai xếp và định vị các hộp nhựa tạo rỗng. Các hộp nhựa được xếp và định vị cố định sao cho khoảng cách giữa các hộp nhựa đảm bảo đúng tiêu chuẩn.

    - Các hộp nhựa sau khi đã được lắp đặt và định vị xong. Tiếp theo chúng tôi gia công cốt thép và lắp đặt lưới thép trên.

    - Tiến hành gia công, lắp đặt lưới thép mũ cột, lắp đặt thép zic zắc để chống cắt, lắt đặt thép C tại các vị trí mũ cột để chống chọc thủng, đồng thời lắp đặt thép chống đẩy nổi hộp trong quá trình đổ bê tông.

    [​IMG]

    + Đổ bê tông sàn:

    - Bê tông sàn được chia thành 2 lớp.

    - Lớp 1. Đổ bê tông vào các khe của hộp, quá trình đổ chúng tôi đảm bảo lượng bê tông vừa đủ 50%. Dùng đầm, đầm bê tông để chui vào đáy của các hộp. Số lượng đầm chúng tôi luôn tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn để tránh trường hợp đầm nhiều quá lượng bê tông sẽ bị chàn lên hộp. Khi bê tông bị chàn lên nhiều sẽ làm cho sàn bị nặng và tốn bê tông. Ngược lại nếu đầm không kỹ sẽ làm cho lượng bê tông không chui vào hết đáy của hộp làm cho sàn bị rỗ đáy ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

    [​IMG]

    - Trong quá trình đổ bê tông lớp 1 nếu xảy ra tình trạng hộp bị đảy nổi chúng ta phải chọc thủng hộp để không khí thoát ra ngoài và hộp nựa sẽ không bị đẩy nổi.

    - Lớp 2: Sau khi đổ xong toàn bộ lớp 1 của cả công trình chúng tôi mới tiến hành quay lại đổ lớp 2. Đổ xong lớp 2 tiến hành làm bề mặt. Quá trình làm bề mặt bê tông chúng tôi dùng thước có lắp máy đầm rung để gạt. Dùng loại thước có gắn máy đầm này sẽ làm cho bê tông không bị nứt và bề mặt bê tông sẽ đảm bảo chất lượng hơn.

    Bước 5: chúng tôi tiến hành bảo dưỡng bê tông theo đúng quy định và thực hiện các hạng mục tiếp theo của hợp đồng.

    [​IMG]

    Nguồn bài viết: https://xaydungtruongsinh.com.vn/new/san-vuot-nhip-khong-dam.html
     

Chia sẻ trang này