Nuốt Phải Mắc Cài Niềng Răng Có Sao Không? Cách Khắc Phục | Diễn đàn DHTN | SEO, Công nghệ, IT, mua bán

Website nhà tài trợ:

  1. Khách đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Nuốt Phải Mắc Cài Niềng Răng Có Sao Không? Cách Khắc Phục

Thảo luận trong 'Bày Thuốc - Cách Chữa bệnh' bắt đầu bởi Reviewnhakhoa231, 6/11/23.

XenForohosting
  1. (Website tài trợ: kiến trúc nhà ở đẹp)
    Nuốt mắc cài có sao không? Nuốt phải mắc cài niềng răng có thể gây viêm nhiễm khoang miệng, tổn thương niêm mạc dạ dày và thậm chí là thủng ruột. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần giữ bình tĩnh để tìm hướng khắc phục an toàn và hiệu quả nhất.
    Nuốt mắc cài có sao không?
    Mắc cài là khí cụ quan trọng được sử dụng trong niềng răng – chỉnh nha. Mắc cài được gắn cố định lên bề mặt răng bằng keo dán và xi măng. Để nắn chỉnh răng, tổ hợp mắc cài còn bao gồm các khí cụ khác như dây cung, dây chun, hooks, bands, lò xơ, thun chuỗi chỉnh nha, khí cụ nong hàm,…
    Mặc dù được gắn cố định lên răng nhưng mắc cài cũng có thể bị bung súc, tuột do quá trình ăn uống và giao tiếp. Trong một số trường hợp, mắc cài có thể bị rơi ra và lỡ nuốt vào bên trong. Nuốt phải mắc cài niềng răng là tình trạng ít gặp nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề nếu không kịp thời khắc phục.
    Dưới đây là một số ảnh hưởng có thể gặp phải khi nuốt phải mắc cài:
    1. Gây viêm nhiễm khoang miệng
    Mắc cài bằng kim loại có độ cứng cao và sắc nhọn nên có thể làm trầy xước, loét và chảy máu niêm mạc miệng. Nếu không có biện pháp xử lý, vi khuẩn trong miệng có thể tấn công vào vết xước dẫn đến viêm nhiễm.
    Với những vết xước nhỏ, tình trạng sẽ tự thuyên giảm và lành hẳn sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên nếu là vết xước lớn, sâu gây chảy máu, bạn nên đến nha khoa sớm để được thăm khám và xử trí kịp thời.
    2. Tổn thương niêm mạc dạ dày
    Các khí cụ chỉnh nha nói chung và mắc cài nói riêng thường được làm từ những vật liệu cứng chắc, độ bền cao như sứ, pha lê và hợp kim thép không gỉ. Khi đi vào dạ dày, các khí cụ này có thể ma sát với niêm mạc dẫn đến viêm và loét. Với những người có sẵn các bệnh lý tiêu hóa như loét dạ dày, viêm xung huyết hang vị, mắc cài có thể làm nghiêm trọng tổn thương và dẫn đến biến chứng xuất huyết tiêu hóa trên.
    3. Thủng đường ruột
    Sau khi đi vào dạ dày, mắc cài có thể di chuyển vào bên trong đường ruột. Dưới chuyển động co bóp của tá tràng và đại tràng, mắc cài sẽ ma sát với niêm mạc miệng dẫn đến tình trạng viêm, loét và thậm chí là thủng. Thủng đường ruột có thể đe dọa đến tính mạng. Chính vì vậy, bạn cần xử trí sớm tình trạng nuốt phải mắc cài niềng răng để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
    Xem thêm:răng sứ nacera q3 là gì
    4. Gián đoạn quá trình chỉnh nha
    Bên cạnh những ảnh hưởng đối với hệ tiêu hóa, tình trạng nuốt phải mắc cài niềng răng còn tác động đến tốc độ chỉnh nha và hiệu quả của phương pháp. Mắc cài bị bung súc sẽ khiến lực phân tán không đồng đều, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự dịch chuyển của các răng trên cung hàm. Ở một số trường hợp, răng có thể bị đau nhức và thậm chí là nứt, gãy do súc mắc cài, bung tuột dây cung chỉnh nha không được khắc phục sớm.
    Cách xử lý khi nuốt phải mắc cài niềng răng
    Có thể thấy, nuốt phải mắc cài niềng răng gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy, bạn cần phải có biện pháp xử lý tình trạng này trong thời gian sớm nhất.
    Dưới đây là 3 bước xử lý khi gặp phải tình trạng nuốt phải mắc cài niềng răng:
    1. Không nên lo lắng, mất bình tĩnh
    Khi nuốt phải mắc cài, nhiều người rơi vào trạng thái mất bình tĩnh, lo lắng và sợ hãi quá mức. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực này “vô tình” gia tăng hoat động co bóp của dạ dày và đường ruột dẫn đến xây xước niêm mạc dạ dày, chảy máu và thậm chí là thủng đường ruột. Chính vì vậy, vấn đề đầu tiên cần thực hiện khi nuốt phải mắc cài niềng răng là phải giữ tâm lý bình tĩnh và không nên lo lắng quá mức.
    2. Kiểm tra lại tình trạng dây cung và số lượng mắc cài
    Các khí cụ chỉnh nha có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi mắc cài bị rơi và nuốt vào bên trong, các khí cụ khác sẽ trở nên lỏng lẻo, bung tuột và rơi ra khỏi bề mặt răng. Chính vì vậy, bạn nên kiểm tra lại mắc cài, dây cung trong thời gian sớm nhất. Sau đó, đem ngậm chặt miệng để tránh khí cụ tiếp tục rơi vào cổ họng.
    3. Đến ngay phòng khám/ bệnh viện
    Sau khi đã kiểm tra tình trạng mắc cài, bạn nên đến nha khoa/ bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chỉnh sửa lại mắc cài và cố định chắc chắn các khí cụ lên răng.
    Đối với những trường hợp nuốt phải mắc cài, mắc cài sẽ theo đường ruột ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên nếu nuốt phải dây cung hoặc các khí cụ có kích thước lớn, bác sĩ có thể phải phẫu thuật để loại bỏ dị vật ra khỏi cơ thể.
    Phòng ngừa tình trạng nuốt phải mắc cài niềng răng
    Nuốt phải mắc cài niềng răng không chỉ gây ra các biến chứng nặng nề mà còn làm gián đoạn tốc độ và kết quả sau khi chỉnh nha. Chính vì vậy sau khi xử lý, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa:
    lỏng và nuốt phải khí cụ.
    Đa phần những trường hợp súc và nuốt phải mắc cài đều do dùng các thực phẩm quá cứng, dai và khô. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm cần tránh khi niềng răng. Bên cạnh đó, nên dùng thức ăn mềm, lỏng để tránh làm tăng áp lực lên các khí cụ chỉnh nha.
    Một số khí cụ chỉnh nha cần phải được thay mới thường xuyên để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha. Chính vì vậy, bạn nên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Không thay dây thun và dây cung định kỳ có thể khiến mắc cài trở nên lỏng lẻo, dễ bung tuột khi có tác động trong quá trình ăn uống và sinh hoạt.
    Chải răng nhẹ nhàng để hạn chế tuột lỏng dây cung, đứt dây chun và súc mắc cài. Trên thực tế, chải răng quá mạnh cũng chính là nguyên nhân gia tăng nguy cơ nuốt phải mắc cài niềng răng. Ngoài ra, thói quen này cũng gây ra các bệnh nha khoa như mòn men răng, tụt lợi hở chân răng, răng ê buốt và nhạy cảm.
    Khi nhận thấy các khí cụ bị tuột lỏng, cần đến ngay nha khoa để được bác sĩ cố định lại hoặc thay khí cụ mới. Nếu để kéo dài, mắc cài có thể bị súc ra và rơi vào cổ họng. Tình trạng này ảnh hưởng đến lực siết hàm và tác động tiêu cực đến kết quả sau khi chỉnh nha.
    Nuốt phải mắc cài niềng răng có thể gây viêm nhiễm khoang miệng, thủng ruột, chảy máu đường tiêu hóa,… Để phòng tránh các biến chứng nặng nề, bạn nên giữ bình tĩnh và đến phòng khám trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, nên chăm sóc răng miệng đúng cách và tái khám thường xuyên để hạn chế các sự cố phát sinh trong quá trình chỉnh nha.
     

Chia sẻ trang này