Niềng Răng Có Mấy Giai Đoạn? Thời Gian Niềng Mất Bao Lâu? | Diễn đàn DHTN | SEO, Công nghệ, IT, mua bán

Website nhà tài trợ:

  1. Khách đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Niềng Răng Có Mấy Giai Đoạn? Thời Gian Niềng Mất Bao Lâu?

Thảo luận trong 'Bày Thuốc - Cách Chữa bệnh' bắt đầu bởi Quanghieufinance231, 3/11/23.

XenForohosting
  1. (Website tài trợ: kiến trúc nhà ở đẹp)
    Niềng răng được chia thành nhiều giai đoạn để đảm bảo quá trình nắn chỉnh, điều hướng răng diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu. Tùy theo mức độ lệch lạc của răng, phương pháp niềng, độ tuổi và cơ địa, quá trình niềng có thể kéo dài khoảng 6 – 36 tháng.

    Niềng răng có mấy giai đoạn?

    Niềng răng – chỉnh nha là giải pháp tối ưu trong trường hợp răng thưa, răng hô, móm, lệch lạc, khoảng cách giữa các răng không đồng đều và sai khớp cắn. Phương pháp này sử dụng khay niềng hoặc mắc cài nhằm tạo ra lực siết hàm giúp dịch chuyển vị trí của các răng trên cung hàm.

    Theo thời gian, răng sẽ được dịch chuyển đến vị trí đúng, qua đó ổn định khớp cắn và khắc phục triệt để các khuyết điểm của răng. Ngoài hiệu quả cải thiện chức năng ăn nhai, niềng răng còn giúp răng đều, cân đối, cải thiện tính thẩm mỹ và mang lại nụ cười tự tin hơn. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu niềng răng – chỉnh nha có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây.

    Ngoài những vấn đề như chi phí, quy trình, ưu điểm – hạn chế, niềng răng có mấy giai đoạn cũng là mối bận tâm của nhiều người. Hiểu rõ từng giai đoạn chỉnh nha sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và tài chính. Đồng thời biết cách chăm sóc hợp lý để đạt hiệu quả chỉnh nha tối ưu.

    Thông thường, 1 lộ trình niềng răng sẽ diễn ra qua 7 giai đoạn sau:

    1. Giai đoạn chuẩn bị

    Trước khi can thiệp chỉnh nha, bác sĩ sẽ khám răng miệng tổng quát và chụp X-Quang để xem xét tình trạng răng. Hình ảnh từ X-Quang sẽ giúp đánh giá chính xác các khuyết điểm của răng như răng nanh mọc ngầm, răng khôn mọc lệch,…

    Qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của cấu trúc răng và cân nhắc biện pháp chỉnh nha phù hợp. Ngoài ra, phương pháp chỉnh nha cũng được xem xét dựa trên độ tuổi, nhu cầu, sở thích và khả năng tài chính của từng trường hợp.

    Trong giai đoạn chuẩn bị, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị đối với những trường hợp có các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm tủy răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Các vấn đề nha khoa cần phải được khắc phục triệt để trước khi niềng nhằm hạn chế rủi ro phát sinh và đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.

    2. Giai đoạn đặt thun tách kẽ + nhổ răng (tùy trường hợp)

    Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ đặt thun tách kẽ vào giữa răng số 6 và số 7. Thun tách kẽ có tác dụng tạo khoảng trống giữa các răng hàm để chuẩn bị cho thao tác gắn khâu và lắp mắc cài. Ngoài ra, tạo khoảng trống giữa răng hàm còn giúp răng trên cung hàm dễ dàng dịch chuyển khi có tác động của lực siết hàm.

    Trong trường hợp có răng khôn mọc ngầm và răng thừa, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng trước khi niềng. Với những người có cung hàm hẹp, bác sĩ sẽ xem xét nhổ bỏ răng số 4 để việc nắn chỉnh, điều hướng răng trên cung hàm diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao hơn.

    Xem thêm: bọc răng sứ nacera giá bao nhiêu

    3. Giai đoạn gắn mắc cài làm thẳng răng

    Sau khi gắn thun tách kẽ và nhổ bỏ răng, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên răng. Trước tiên, cần vệ sinh răng miệng để tránh các vấn đề nha khoa xảy ra trong quá trình chỉnh nha. Sau đó, đánh bóng bề mặt răng và dùng keo dán chuyên dụng gắn cố định mắc cài.

    Cho dây cung vào rãnh mắc cài và cố định bằng nắp trượt/ dây chun. Ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung niềng răng có kích thước mảnh, nhỏ và tạo một lực siết vừa đủ để răng. Toàn bộ quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 100 – 120 phút. Đối với những trường hợp niềng răng trong suốt, khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng nên mất ít thời gian hơn so với niềng răng mắc cài.

    4. Giai đoạn chỉnh chân răng

    Sau khoảng 3 – 6 tuần, bạn cần quay trở lại phòng khám để được thay dây chun, dây cung và điều chỉnh lại lực siết hàm. Quá trình răng trên cung hàm thường kéo dài từ 2 – 6 tháng tùy mức độ lệch lạc và khuyết điểm của răng. Sau khi răng đã được san đều, niềng răng sẽ chuyển sang giai đoạn chỉnh chân răng.

    Quá trình chỉnh chân răng cũng được thực hiện bằng cách tạo lực siết hàm thông qua dây cung. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung lớn hơn và tạo ra lực siết mạnh để dịch chuyển chân răng về đúng vị trí. Tùy theo tình trạng răng của từng người, chỉnh chân răng thường mất khoảng 2 – 4 tháng.

    5. Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng

    Đóng khoảng được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong niềng răng. Đây cũng là giai đoạn bạn có thể quan sát rõ những thay đổi của răng và khuôn mặt. Trong giai đoạn đóng khoảng, bác sĩ thường sử dụng dây cung có tiết diện lớn, chất liệu cứng, bền và có khả năng chịu lực tốt để dịch chuyển răng về đúng vị trí.

    Ngoài các khí cụ đã được lắp từ giai đoạn đầu, bác sĩ cũng có thể sử dụng thêm lò xo, chun đóng khoảng,… để có thể dịch chuyển răng về vị trí như dự tính. Giai đoạn đóng khoảng kéo dài từ 4 – 8 tháng hoặc hơn tùy theo khuyết điểm của răng. Ở giai đoạn này, bạn cần tái khám thường xuyên hơn để bác sĩ kiểm soát lực kéo nhằm hạn chế các biến chứng như cười hở lợi,…

    6. Giai đoạn đóng khớp theo chiều đứng

    Đóng khoảng là giai đoạn cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng. Sau khi răng đã dịch chuyển về đúng vị trí, bác sĩ sẽ chuyển sang giai đoạn đóng khớp theo chiều đứng để hoàn thiện chức năng ăn nhai, khắc phục tình trạng sai khớp cắn sau khi chỉnh nha.

    Để điều chỉnh khớp cắn của răng, bác sĩ sẽ sử dụng dây thun liên hàm và một số khí cụ niềng răng hỗ trợ để răng hàm trên, hàm dưới tiếp xúc khi ăn uống. Giai đoạn đóng khớp thường kéo dài từ 2 – 8 tuần. Sau khi thực hiện giai đoạn này, tình trạng khớp cắn hở, sâu sẽ được cải thiện hoàn toàn.

    Đối với những người niềng răng trong suốt, bác sĩ có thể chỉ định gắn mắc cài trong 2 – 3 tháng cuối để điều chỉnh khớp cắn. Bởi khay niềng chỉ có hiệu quả đối với nắn chỉnh răng theo chiều ngang. Vì vậy với những trường hợp khớp cắn hở, sai lệch, mắc cài sẽ được gắn vào giai đoạn này để ổn định khớp cắn giữa hai hàm.

    7. Tháo niềng và sử dụng hàm duy trì

    Sau khi đã khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm của răng, bác sĩ sẽ tháo bỏ niềng và làm sạch phần xi măng dính trên bề mặt. Để ổn định cấu trúc răng, bạn cần dùng hàm duy trì trong khoảng 6 – 12 tháng.

    Quá trình niềng răng mất bao lâu?

    Quá trình niềng răng mất bao lâu là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi các khí cụ chỉnh nha được gắn cố định trên răng nên gây ra không ít phiền toái trong quá trình ăn uống, giao tiếp và vệ sinh răng miệng. Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, thời gian niềng răng phụ thuộc vào mức độ lệch lạc của răng, độ tuổi, cơ địa và phương pháp chỉnh nha.

    Những trường hợp răng thưa nhẹ, cấu trúc răng đều, không có răng thừa và khớp cắn đúng chỉ mất khoảng 6 tháng niềng răng. Tuy nhiên, nếu răng gặp phải tình trạng khấp khểnh, hô và móm có mức độ trung bình sẽ mất từ 12 – 20 tháng cho quá trình chỉnh nha. Những ca phức tạp, có nhiều khuyết điểm cần niềng răng trong thời gian dài (khoảng 20 – 36 tháng) để đảm bảo hiệu quả.

    Ngoài ra, thời gian niềng răng có thể rút ngắn nếu niềng răng trong thời điểm vàng từ 10 – 15 tuổi. Đây là giai đoạn cấu trúc răng vẫn đang phát triển, chân răng mềm, dễ dịch chuyển và hầu như không phải nhổ răng nên thời gian niềng chỉ kéo dài từ 6 – 20 tháng. Ngược lại, những trường hợp niềng răng muộn thường mất nhiều thời gian hơn do cấu trúc răng trở nên cứng chắc và buộc phải nhổ bỏ một vài răng trên cung hàm để quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi hơn.

    Trên đây là những thông tin về các giai đoạn niềng răng và thời gian chỉnh nha ở từng trường hợp. Để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa.
     

Chia sẻ trang này