Nghe tiếng ho để đoán bệnh của con! | Diễn đàn DHTN | SEO, Công nghệ, IT, mua bán

Website nhà tài trợ:

  1. Khách đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Nghe tiếng ho để đoán bệnh của con!

Thảo luận trong 'Cách Nuôi - Dạy Con' bắt đầu bởi anhtruongmy, 19/12/22.

XenForohosting
  1. anhtruongmy
    Offline

    anhtruongmy admin

    (Website tài trợ: kiến trúc nhà ở đẹp)
    Ho là một trong những triệu chứng báo hiệu bệnh ở trẻ, nhưng không phải trường hợp ho nào cũng là tín hiệu cảnh báo bệnh trọng. Thực tế thì ho là phản xạ có lợi cho bé để thải chất lạ ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, khi trẻ bị ho thì bố mẹ cũng nên để ý chứ không được chủ quan.

    [​IMG]
    Cha mẹ cần lắng nghe tiếng ho va cách ho của con để xác định phương pháp chăm sóc, điều trị và bảo vệ trẻ một cách tốt nhất.
    1. Ho ông ổng
    Trẻ bị loại ho này, tiêng ho phát ra nghe như tiếng hải cẩu, nguyên nhân được xác nhận là do viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ. Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi rong giai đoạn từ giữa tháng 10 tới tháng 3 của năm sau. Ban ngày, con ho thường sẽ dịu hơn so với ban đêm. Khi bị ho, trẻ thở kém theo tiếng rít khi hít vào. Đối với trẻ có cơ địa nhạy cảm rất dễ có thể mắc viêm thanh khí phế quản khi bị cảm lạnh.
    2. Trẻ bị ho khan vào ban đêm
    Ho khan rất khó chịu và thường mắc phải vào ban đêm khi trời trở lạnh. Trẻ sẽ bị ho nặng hơn vào ngày hôm sau hay những lúc mà trẻ vận động. Hen suyễn, đây là một căn bệnh mãn tính khiến trẻ bị viêm nhiễm khiến đường thở của trẻ bị hẹp lại do có quá nhiều chất nhầy, đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến cơn ho này. Khi trẻ vận động, bị dị ứng hay khi trẻ nhiễm lạnh, con ho sẽ nặng hơn. Đặc biệt, nếu trẻ quá gầy, ba mẹ có thể thấy ngực trẻ bị rít lại khi trẻ thở.
    3. Ho có đờm
    Trẻ bị ho đờm kèm theo dấu hiệu hắt hơi, đau họng, chảy nước mắt và biếng ăn. Nguyên nhân là do trẻ bị cảm lạnh, con ho có thể kéo dài 1-2 tuần. Thời điểm trẻ ho gay gắt nhất là vào những ngày đầu. Theo thống kê, trẻ em sẽ bị ho từ 6 - 10 lần mỗi năm.
    4. Ho trầm trọng
    Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, ho khàn, sốt, đau cơ hay sổ mũi khi đi ra ngoài về. Nguyên nhân là do trẻ bị cảm cúm, đây là một loại virus gây bệnh ở đường hô hấp và thường bệnh sẽ ủ dài ở trẻ nhỏ. Do đó, bệnh có thể không có triệu chứng gì trong những ngày đầu tuy nhiên bệnh dễ lây từ người này sang người kia.
    5. Ho gà
    Trẻ bị cảm lạnh hơn 1 tuần rồi sau đó chuyển sang giai đoạn ho nhiều, thậm chí ho đến hơn 20 lần mỗi khi thờ. Trẻ sẽ bị khó thở và khi hít vào trẻ sẽ tạo ra những tiếng thở như tiếng gà. Đây là cân bệnh đang ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ, khi vi khuẩn tấn công lớp lót của đường thở, gây viêm một cách trầm trọng, làm hẹp có khi chặn cả đường thở của trẻ nhỏ.
    6. Ho ra máu
    Ho ra máu là hiện tượng ho khạc ra máu từ đường hô hấp dưới, thường liên quan đến bất thường bên trong đường thở và phổi. Lượng máu (độ nặng) trong ho ra máu có thể thay đổi: ho ra nhiều máu hoặc ho ra máu lẫn đờm.
    - VivaKids Việt Nam -
     

Chia sẻ trang này