Mối Là Gì? Tại Sao Diệt Mối Khó? | Diễn đàn DHTN | SEO, Công nghệ, IT, mua bán

Website nhà tài trợ:

  1. Khách đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Mối Là Gì? Tại Sao Diệt Mối Khó?

Thảo luận trong 'Dịch Vụ Khác' bắt đầu bởi HanNguyen, 14/5/19.

XenForohosting
  1. HanNguyen
    Offline

    HanNguyen admin

    (Website tài trợ: kiến trúc nhà ở đẹp)
    Mối là một loài côn trùng có họ hàng gần với gián, tên khoa học Isoptera. Tương tự như ong và kiến, tập đoàn mối có tính "xã hội" rất cao, phân biệt đẳng cấp rõ rệt.

    Đôi khi chúng ta thường quen miệng gọi mối mọt hay kiến trắng song trên thực tế chúng chẳng có liên quan họ hàng gì với nhau thậm chí còn tấn công nhau nữa.

    Hoạt Động của mối
    Trên thế giới có hơn 2.700 loài mối, song thường thấy nhất là mối nhà và mối đất đen. Đây cũng là 2 loài mối phá hoại được tìm thấy nhiều nhất tại Việt Nam.

    Tại nước ta, trong những năm gần đây, hiện tượng mối xuất hiện trong nhà dân, chung cư ngày càng nhiều. Đây là tình trạng đáng báo động đối với vấn đề đô thị hóa đang diễn ra quá "nóng" như hiện nay.

    Tác Hại của mối
    Mối là loài côn trùng có hại với các công trình xây dựng, đồ đạc trong gia đình, phá hoại đê điều và hủy hoại nhiều tài liệu quý giá... Thiệt hại ước tính mỗi năm lên đến hàng ngàn tỉ đồng.

    [​IMG]

    Do tập tính sống ẩn nấp cùng với với số lượng cá thể cực lớn, nên để chống lại tác hại của mối ta không thể chỉ tiêu diệt từng các nhân đơn lẻ. Điều quan trọng nhất vẫn là cần phải tiêu diệt được cỗ máy sinh sản của tổ mối - mối chúa. Bởi lẽ mỗi ngày mỗi chúa có thể đẻ khoảng 10.000 trứng để thay thế số lượng các cá thể bị chết.

    Tính Xã Hội Cao
    Một tổ mối được chia thành các đẳng cấp xã hội như sau:

    Mối chúa:
    Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12-15 cm) ẩn náu sâu bên trong tổ mối. Mối chúa có thể sống >10 năm, lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm khi đã trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10.000 trứng.

    Mối thợ:
    Cơ thể nhỏ, các chi phát triển chiếm tới 70-80% tổng số cá thể. Trong tập đoàn mối, mối thợ gánh vác nhiều công việc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng ấu trùng... Thường thì các biện pháp phun xịt hóa chất, hay các phương pháp dân gian chỉ tiêu diệt được các con mối thợ kiếm ăn bên ngoài này, tổ mối sẽ nhanh chóng khôi phục số lượng cá thể trong thời gian ngắn.

    Mối lính:
    Số lượng cá thể không nhiều, có cặp hàm phát triển, nhiệm vụ chính chủ yếu canh gác và tấn công.

    Mối cánh:
    Khi tổ mối trong công trình đã lâu năm, sẽ xuất hiện hiện tượng phân tổ vũ hóa. Những con mối cánh sẽ từ trong tổ bay ra để tìm vị trí, điều kiện thuận lợi để tạo lập tổ mới.

    Mối hậu bị:
    Có số lượng cực ít chủ yếu để thay thế mối chúa trong trường hợp không may mối chúa chết.

    Cách Diệt Mối
    Trên thế giới có nhiều phương pháp có thể diệt mối tận gốc: Điển hình như phương pháp Bả Xterm của Nhật hay công nghệ Extra của Mỹ. Song khi áp dụng vào điều kiện khí hậu của Việt Nam hiệu quả không được như mong muốn.

    Tại Việt Nam, phương pháp được cho là hiệu quả nhất hiện nay đó là phương pháp lây nhiễm sử dụng chế phẩm sinh học thuốc diệt mối PMC 90 kết hợp đặt hộp nhử. Đây là phương pháp tuy hơi mất thời gian, song hiệu quả diệt cao, đặc biệt an toàn cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.
     

Chia sẻ trang này