Liệt kê những vật dụng dùng làm đồ da cơ bản | Diễn đàn DHTN | SEO, Công nghệ, IT, mua bán

Website nhà tài trợ:

  1. Khách đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Liệt kê những vật dụng dùng làm đồ da cơ bản

Thảo luận trong 'Dịch Vụ Khác' bắt đầu bởi duseovntop, 29/6/21.

XenForohosting
  1. duseovntop
    Offline

    duseovntop admin

    (Website tài trợ: kiến trúc nhà ở đẹp)
    Liệt kê những vật dụng dùng làm đồ da cơ bản Đồ da handmade luôn là cảm hứng bất tận cho những bạn trẻ cá tính đam mê và sáng tạo. Vì được làm hoàn toàn thủ công nên những chiếc ví da handmade hay bìa da menu tphcm túi da handmade không hề bị giới hạn về kiểu dáng và mẫu mã. Đặc biệt hơn nữa nó mang cái hồn của người nghệ nhân handmade. [​IMG] Khi mới bước vào tập tành làm đồ da thủ công, không phải ai cũng có đủ tài chính để mua tất tần tật những dụng cụ có trên thị trường mà thường chọn ra cho mình những dụng cụ hữu ích nhất. Những món cần thiết nhất cho người mới bắt đầu. 1. Thước nhôm Đây là dụng cụ không thể thiếu trong các ngành kỹ thuật và thủ công nói chung. Thước dùng trong ngành chế tác da thủ công thường là thước nhôm. Vì thước có độ bền cao, thích hợp sử dụng do phải tiếp xúc thường xuyên với kim loại (dao, búa, kéo,..) Những người thợ da thủ công khuyên dùng là ngoài chiếc thước thẳng thì cũng nên có 1 chiếc thước vuông. Dùng để căn ke những góc vuông của chi tiết da được chính xác nhất. 2. dao dọc giấy Chỉ 1 chiếc dao dọc giấy đơn giản nhưng có rất nhiều tác dụng trong chế tác đồ da. 1 món đồ rất dễ tìm kiếm tại các cửa tiệm kim khí hay tạp hóa. Tuy nhiên, mình khuyên dùng nên sử dụng các loại dao dọc giấy của Nhật. Vì lưỡi dao sắc và bền, chắc chắn. Không bị rung lắc lỏng lẻo như đa phần các loại dao rẻ tiền hơn trên thị trường. Trên thị trường có bán rất nhiều các loại dao có xuất xứ và chất lượng khác biệt. Tùy theo nhu cầu sử dụng và điều kiện túi tiền. Các bạn hãy lựa chọn cho mình một loại dao phù hợp nhé. Đối với những người mới bắt đầu thì datam khuyên dùng loại dao dọc giấy inox Deli. Giá thành rẻ và dễ kiếm ngoài thị trường. Và kết cấu nhỏ gọn, khá chắc chắn dễ thao tác để đo cắt da. 3. đục Bộ đục lỗ đường may (hay gọi là đột) có 3 dòng chính): Đục tròn (dành cho người mới làm quen), đục trám, đục xiên. Đục tròn: Đặc điểm khi đục cho ra lỗ tròn, cách đều nhau theo size đục từ 3-5mm. Lỗ to, dễ dàng luồn kim chỉ để khâu da. Đục trám: Hiện nay thị trường phổ biến nhất là các loại đục trám của Trung Quốc. Giá rẻ chỉ từ 120-150k/bộ, tuy nhiên độ sắc bền không cao. Chất lượng tốt hơn thì có các loại đục của Nhật hoặc từ Châu Âu. Chất lượng thì tuyệt hảo nhưng chi phí cũng sẽ tương xứng. Có thể lên đến 1000k-2000k/bộ. Đục xiên: Để sử dụng đục này thì tay nghề cũng phải thành thạo hơn. Vì đặc trưng lỗ đục mảnh, đường chỉ may thẳng đẹp. Nhưng thao tác khâu may khá khó. Không tỉ mỉ chính xác có thể gây gãy răng. Có nhiều size phù hợp làm ví, dây đồng hồ… Do vậy dòng đục này phù hợp hơn với những người đã có kinh nghiệm làm da nhất định. 4. Chỉ khâu da Chỉ khâu da thì phải là sợi chỉ chắc, dễ dàng luồn qua lớp da dày cứng. Do đó chỉ có dòng chỉ sáp là phù hợp nhất. Có rất nhiều loại chỉ sáp khâu da trên thị trường. Cùng với size số khác nhau cho từng mục đích sử dụng khác nhau. 5. Kim khâu da Kim khâu da tất nhiên phải khác với kim khâu vải thông thường. Cứng cáp hơn, nhọn hơn để có thể xuyên qua đc lớp da dày. Hiện nay người ta hay sử dụng kim khâu tranh chữ thập để khâu da. Khá nhỏ gọn, dễ khâu nhưng kim rất yếu, dễ gãy. Phổ biến nhất thì vẫn là kim may da đầu tù. Có thể dễ dàng tìm mua trên internet. Kim chắc chắn, cứng cáp dễ thao tác. Và giá cũng rẻ để có thể thay thế nếu có bị gãy. 6. keo dán da Có rất nhiều loại keo có thể sử dụng được. Keo chuyên dụng trong ngành da thủ công thì khá khó kiếm và cũng không hề rẻ. Thông dụng nhất thì có thể sử dụng keo con chó X66. Hiệu quả tương đương mà giá rẻ, dễ kiếm. 7. Cây lăn keo Công dụng chỉ để lăn phẳng 2 miếng da sau khi bôi keo và dán áp vào nhau. Tuy nhiên món đồ này hoàn toàn có thể lược bỏ được. 8. Bút nhũ lấy dấu Có nhiều cách để đánh dấu đường cắt trên tấm da. Nhưng phổ biến người ta vẫn hay dùng bút nhũ, và bút xóa nhũ để tẩy đường đánh dấu trước đó. Tất cả đều có thể tìm mua dễ dàng tại bất cứ hàng tạp hóa nào. 9. Bảng cắt tự liền Bảng cắt tự liền, có tác dụng làm lớp lót dưới tấm da khi bạn đo cắt. Có chia nhỏ các ô vuông theo kích thước centimeters và inches tiện dụng cho các bạn căn chỉnh. 10. compa chuyên dụng Cái này dùng để ke viền chi tiết da trước khi đục lỗ đường may. Tạo đường dẫn để đục đường lỗ thẳng. Cho đường may đều đẹp. 11. dùi nhọn chuôi gỗ Dùng để dùi nới lỗ đục để may da dễ dàng hơn. 12. búa, kìm Búa thì dùng để gõ, đục lỗ đường may. Các bạn nên sử dụng búa gỗ, hoặc búa cao su chuyên dụng 2 đầu. Tuy nhiên nếu không có thì có thể dùng búa đinh cũng được. Nhưng phải cẩn thận nhẹ nhàng nhé. 13. Da thuộc Và tất nhiên không thể thiếu thứ quan trọng nhất. Đó là da thuộc nguyên miếng. Có rất nhiều các dòng da khác nhau phù hợp cho từng mục đích sử dụng của các bạn. Từ những dòng da mức giá trung bình như da Pullup, Sáp, Nubuck… Cho đến các dòng da cao cấp hơn như Veg-Tan, Safiano, Alran… Vậy nên tùy thuộc vào mức độ sử dụng và tay nghề của mình. Các bạn hãy lựa chọn cho mình dòng da phù hợp nhé.
     

Chia sẻ trang này