Incoterms là gì? 11 Điều kiện Incoterms 2020? | Diễn đàn DHTN | SEO, Công nghệ, IT, mua bán

Website nhà tài trợ:

  1. Khách đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Incoterms là gì? 11 Điều kiện Incoterms 2020?

Thảo luận trong 'Dịch Vụ Khác' bắt đầu bởi golvnn, 7/10/23.

XenForohosting
  1. golvnn
    Offline

    golvnn admin

    (Website tài trợ: kiến trúc nhà ở đẹp)
    Incoterms là gì? 11 Điều kiện Incoterms 2020?

    Incoterms là thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với dân chuyên Xuất nhập khẩu. Trải qua nhiều lần sửa đổi, Incoterms luôn được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng vào hoạt động Thương mại Quốc tế của mình vì đây là văn bản mang tính pháp lý cao, minh bạch và dễ hiểu. Vậy đối với một bạn newbie ngành Xuất nhập khẩu sẽ cần những kiến thức cơ bản nào về Incoterms? Bài viết này GOL sẽ giúp các bạn có cái nhìn khái quát và dễ nắm bắt về Incoterms nhé!

    1. Incoterms là gì?
    Incoterms viết tắt của International Commercial Terms, hay còn gọi là Các điều khoản thương mại quốc tế. Đây là bộ các quy tắc ứng xử trong Thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Incoterms được phát hành bởi ICC (International Chamber of Commerce)- Phòng Thương mại Quốc tế trong những năm 90.

    2. Lịch sử các phiên bản của Incoterms
    Incoterms bao gồm 8 phiên bản, cụ thể:

    Incoterms được ICC xuất bản đầu tiên vào năm 1936, sau đó đã được thường xuyên cập nhật qua các năm 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và gần đây nhất là phiên bản 2020, để phản ánh những sự thay đổi ảnh hưởng đến môi trường thương mại toàn cầu.

    Incoterms tuy có nhiều phiên bản khác nhau, tuy nhiên mỗi phiên bản ứng với một thời điểm nhất định của nền kinh tế thế giới, chúng có tính kế thừa và phiên bản sau không phủ định các phiên bản trước đó.

    3. Vai trò của Incoterms
    Incoterms ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thương mại và các bên liên quan trong Thương mại quốc tế trong quá trình đàm phán, kí kết hợp đồng, xác định trách nhiệm và phân chia rủi ro.

    4. Tính chất pháp lý của Incoterms
    Tính chất pháp lý của Incoterm được thể hiện qua việc Incoterms chính là văn bản do ICC ban hành. ICC là tổ chức mang tính chất hiệp hội nghề nghiệp (phi chính phủ, phi quyền lực) chứ không phải tổ chức liên chính phủ (có quyền lực). Vì vậy Incoterms chỉ có tính chất pháp lý tùy biến đối với các bên liên quan. Như vậy tức là Incoterm không mang tính chất pháp lý bắt buộc thực hiện như văn bản pháp luật.

    5. Những đặc điểm cần lưu ý của Incoterms
    Incoterms không mang tính bắt buộc

    Có nhiều phiên bản cùng tồn tại

    Chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa

    Mất hiệu lực trước luật địa phương

    Giữ nguyên bản chất điều kiện cơ sở giao hàng

    Quy tắc mang tính bao quát

    6. 11 điều kiện incoterms 2020
    Dưới đây là sơ đồ tóm tắt Incoterms:

    1. EXW | Ex Works – Giao tại xưởng
    Nếu bên bán muốn xuất khẩu nhưng không đủ khả năng làm bất cứ việc gì liên quan đến lô hàng như: thủ tục hải quan như việc khai báo hải quan điện tử , vận tải, mua bảo hiểm… do thiếu kinh nghiệm xuất khẩu thì nên đề nghị ký hợp đồng theo điều kiện EXW. Với điều kiện này bên bán chỉ cần đặt hàng tại nhà xưởng của mình, bên mua sẽ trả tiền hàng (giá trị Invoice) và cho người đến mang hàng đi.

    2. FCA | Free Carrier – Giao cho người chuyên chở
    Nếu bên bán có khả năng làm thủ tục hải quan xuất khẩu, để thuận tiện bên bán nên nhận làm việc này (tự chịu chi phí phát sinh là thuế xuất khẩu) và đề nghị ký hợp đồng theo điều kiện FCA. Bên bán thường dự tính trước tiền thuế xuất khẩu phải nộp và tính vào tiền hàng phải thu bên mua.

    3. FAS | Free Alongside Ship – Giao dọc mạn tàu
    Nếu bên bán có thêm khả năng đưa hàng ra cầu tàu tại cảng xuất khẩu, bên bán nên làm việc này (tự chịu chi phí và rủi ro phát sinh phát sinh, tính trước các chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện FAS.

    4. FOB | Free On Board – Giao hàng trên tàu
    Nếu bên bán có thêm khả năng đưa hàng lên boong tàu an toàn tại cảng xuất khẩu, bên bán nên làm việc này (tự chịu chi phí và rủi ro phát sinh, tính trước chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện FOB.

    5. CPT | Carriage Paid To – Cước phí trả tới
    Nếu bên mua muốn nhận hàng như điều kiện FCA nhưng lại không có khả năng thực hiện vận tải hàng thì có thể đàm phán ký hợp đồng theo điều kiện CPT. Bên bán thường dự tính trước các chi phí vận tải phát sinh và tính vào tiền hàng phải thu bên mua.

    6. CIP | Carriage & Insurance Paid to – Cước phí và bảo hiểm trả tới
    Nếu bên mua muốn nhận hàng như điều kiện CPT nhưng cũng cần thêm việc người bán mua bảo hiểm cho lô hàng thì ký hợp đồng với điều kiện CIP. Bên bán mua bảo hiểm và chịu chi phí bảo hiểm nhưng bên mua chịu rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của lô hàng trong quá trình vận tải.


    7. CFR | Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí
    Nếu bên bán có thêm khả năng thuê tàu, bên bán nên làm việc này (tự chịu chi phí phát sinh để thuê tàu đưa hàng tới cảng nhập khẩu, tính trước chi phí này vào tiền hàng – không chịu rủi ro phát sinh) và ký hợp đồng theo điều kiện CFR.

    8. CIF | Cost, Insurance & Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
    Nếu bên bán có thêm khả năng mua bảo hiểm cho lô hàng khi hàng được vận tải trên tàu biển, bên bán nên làm việc này (tự chịu chi phí phát sinh để mua bảo hiểm, tính trước chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện CIF.


    9. DAP | Delivered At Place – Giao tại địa điểm
    Nếu bên mua không có khả năng hoặc kinh nghiệm đưa hàng về đến nội địa nhập khẩu của mình, bên bán có thể làm thêm việc này (tính trước chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện DAP.

    10. DPU | Delivery at Place Unloaded – Giao tại địa điểm đã dỡ xuống
    Nếu bên mua không có khả năng hoặc kinh nghiệm đưa hàng về đến kho nhập khẩu đồng thời cũng không có khả năng hoặc kinh nghiệm dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải chở đến, bên bán có thể làm thêm việc này (tính trước chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện DPU.

    11. DDP | Delivered Duty Paid – Giao đã trả thuế
    Nếu bên mua không có khả năng hoặc kinh nghiệm làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng, bên bán có thể làm thêm việc này (tính trước số tiền thuế nhập khẩu … phải nộp này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện DDP.

    7. Incoterms 2020 và điểm khác biệt so với phiên bản 2010
    Incoterms 2020 có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2020, bao gồm 11 điều khoản, trong đó bao gồm một số điểm khác biệt so với phiên bản năm 2010.

    FAQ Incoterm 2020

    1. Incoterm 2020 ra đời có phủ định giá trị của những phiên bản Incoterm trước đó hay không?

    Incoterms tuy có nhiều phiên bản khác nhau, tuy nhiên mỗi phiên bản ứng với một thời điểm nhất định của nền kinh tế thế giới, chúng có tính kế thừa và phiên bản sau không phủ định các phiên bản trước đó.

    2. Incoterm có giá trị đối với các hàng hóa vô hình không?

    Incoterms chỉ áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa hữu hình, không có giá trị đối với các hàng hóa vô hình như: phần mềm máy tính, giấy phép, dịch vụ (vận chuyển, bảo hiểm, giao nhận, kho bãi, thủ tục hải quan,…).

    3. Tại sao nên áp dụng Incoterms vào hợp đồng Ngoại thương?

    Nên áp dụng Incoterms vào hợp đồng Ngoại thương vì Incoterm có vai trò phân bổ nghĩa vụ, rủi ro, chi phí rõ ràng giữa các bên liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kí kết hợp đồng ngoại thương.

    4. Tại sao cần dẫn chiếu Incoterms, năm phát hành trong hợp đồng ngoại thương?

    – Incoterms không phải là luật buộc các bên mua bán phải áp dụng một cách đương nhiên, nó chỉ là văn bản có tính pháp lý ràng buộc nghĩa vụ và xác định quyền lợi của mỗi bên nếu các bên mua bán thỏa thuận áp dụng và ghi rõ điều ấy trong hợp đồng ngoại thương.

    – Vì Incoterms đã trải qua 8 lần sửa đổi và văn bản ra đời sau không phủ định các văn bản đời trước đó, các doanh nghiệp có thể tùy ý áp dụng bất kỳ văn bản Incoterms nào. Việc ghi năm phát hành Incoterms trong hợp đồng giúp cho việc: nếu có tranh chấp xảy ra, người ta xác định được căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa các bên.

    5. Tại sao ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thường chọn nhóm F và các doanh nghiệp nhập khẩu thường chọn nhóm C?

    Do năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam còn thấp nên việc tận dụng xuất khẩu theo điều kiện F sẽ giúp họ giảm thiểu những trách nhiệm liên quan đến quy trình, tuy nhiên họ phải chịu khoản chi phí cao hơn so với xuất khẩu điều kiện loại C.

    Kết luận
    Với thông tin mà công ty GOL cung cấp về 11 diều kiện Incoterms 2020, chúng tôi hy vọng giúp ích cho bạn trong quá trình làm giấy tờ xuất nhập khẩu.

    Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp phần mềm khai báo hải quan điện tử giúp cho các nhà xuất nhập khẩu hàng hóa đơn giản hoa quy trình xuất nhập khẩu của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc được tư vấn rõ hơn về phần mềm CDS cũng như các dịch vụ Logistic khác, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0909898588 để được hỗ trợ!
     

Chia sẻ trang này