iEURO2020 phân tích: bài học nợ nần của bóng đá Trung Quốc | Diễn đàn DHTN | SEO, Công nghệ, IT, mua bán

Website nhà tài trợ:

  1. Khách đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

iEURO2020 phân tích: bài học nợ nần của bóng đá Trung Quốc

Thảo luận trong 'Dịch Vụ Khác' bắt đầu bởi bongdahay, 28/9/22.

XenForohosting
  1. bongdahay
    Offline

    bongdahay admin

    (Website tài trợ: kiến trúc nhà ở đẹp)
    Dalian Pro là Câu lạc bộ mới nhất của Giải vô địch bóng đá Trung Quốc (CSL) nhận án phạt của FIFA do đội bóng này nợ lương ban huấn luyện và bị những người này kiện lên FIFA.

    xem thêm: Nhận Định Bóng Đá Chính Xác

    Án phạt này sẽ được gỡ bỏ nếu trong 45 ngày nếu Dalian Pro quyết toán đầy đủ cho HLV Jose Gonzalez cùng các cộng sự. Đây không phải là lần đầu tiên các CLB bóng đá hàng đầu của Trung Quốc bị thưa kiện và nhận án phạt của FIFA.

    CSL như lâu đài tráng lệ nhưng tiếc thay đó lại là lâu đài xây trên cát. Các CLB ở CSL cũng thế, họ nổi lên là những đội bóng lắm tiền nhiều của, nhưng đó chỉ là sự hào nhoáng bề ngoài khi tất cả phụ thuộc hoàn toàn vào bầu sữa mẹ từ các ông chủ đứng phía sau thậm chí là giấu mặt. Cho nên khi những “ông bà trùm” gặp khó khăn trong kinh doanh, hoặc chán bóng đá, nguy hiểm hơn là họ không đạt được những mong muốn đầy toan tính khi đầu tư vào bóng đá thì họ sẽ buông bỏ và thảm kịch xảy ra: các đội bóng nợ lương, thưởng và có khi phải dẫn đến phá sản. Đó là thực trạng của bóng đá Trung Quốc mà cụ thể ở đây là CSL.

    Trước thực trạng này đồng thời dựa vào mức độ gia tăng các vụ kiện về hợp đồng nợ lương cầu thủ, Hiệp hội Cầu thủ Chuyên nghiệp Thế giới (FIFPro) đã lên danh sách đen và khuyến cáo các cầu thủ chuyên nghiệp trên thế giới nên hạn chế và suy nghĩ kỹ trước khi quyết định chuyển đến thi đấu cho các giải vô địch bóng đá ở Trung Quốc.

    Với bóng đá Việt Nam, tuy chưa đến mức báo động đỏ như Trung Quốc, nhưng FIFA cũng đã từng nhận đơn kiện và ra phán quyết một số trường hợp các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam nợ lương HLV, cầu thủ hoặc phá vỡ hợp đồng mà không đền bù. Và như chúng ta biết, các CLB Việt Nam đều phải thực hiện nghiêm túc án phạt của FIFA.

    Thế nhưng bóng đá Việt Nam từ V-League 2021 đến Hạng Nhất 2021 đã nổi lên hiện tượng tiêu cực là Quảng Ninh FC và Cần Thơ FC nợ lương, thưởng, phí chuyển nhượng các thành viên của họ. Riêng Quảng Ninh FC mất khả năng hoạt động và dẫn đến bị kịch: giải tán!

    Giờ đây đến lượt Cần Thơ FC ở Giải Hạng Nhất 2022 chỉ sau vài tháng được giao cho CTCP Tây Đô Group đã sớm đi theo vết xe đổ của Quảng Ninh FC do đơn vị này không còn khả năng chi trả.

    HLV Việt Thắng chia tay, nhà tài trợ bỏ chạy khiến Cần Thơ FC rơi vào cảnh phải đối phó để vực dậy tinh thần thi đấu

    Để Giải Hạng Nhất 2022 không bị ảnh hưởng xấu về nhiều mặt từ thương hiệu cho đến chuyên môn, VFF đã phải “phá vỡ” điều lệ và “linh hoạt” chấp thuận Trung tâm Thể dục Thể thao thành phố Cần Thơ thay Công ty Cổ phần Tây đô Group tiếp nhận Cần Thơ FC cho đến hết Giải Hạng Nhất 2022. Chưa hết, VFF cũng cho phép HLV thủ môn Thanh Tú quản lý Cần Thơ FC dù ông Tú chỉ mới có bằng C HLV không đủ tiêu chuẩn chức danh.

    Từ sự cố Quảng Ninh FC cho đến Cần Thơ FC, chúng ta thấy đó là hậu quả của việc điều hành thiếu chuyên nghiệp và không nghiêm minh của VPF, Công ty tổ chức và điều hành hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Nói thẳng ra là VFF cũng liên đới trách nhiệm khi VFF không chỉ đạo VPF xử lý quyết liệt, triệt để vấn nạn này.

    Chính vì không có bất kỳ phán quyết nào từ VFF cho đến VPF, mà Chủ tịch Quảng Ninh FC Phạm Thanh Hùng vẫn được đề cử vào danh sách Ban chấp hành VFF khóa 9 cho dù ông Hùng là người chịu trách nhiệm về những tai tiếng xoay quanh việc nợ chồng chất, nợ lâu dài khiến cho Quảng Ninh FC phải giải tán. Đây là bị hài kịch của bóng đá Việt Nam.

    Từ Quảng Ninh FC cho đến Cần Thơ FC, từ V-League đến Hạng Nhất đã có mẫu số chung: VFF và VPF thờ ơ trước nỗi đau của các HLV, cầu thủ, nhân viên phải gánh chịu khi bị các ông chủ đội bóng nợ rồi không trả nợ. Nguy hiểm hơn, những kẻ để lại hậu quả nghiêm trọng vẫn “vô tội” trong xã hội bóng đá Việt Nam!

    Một quốc gia phát triển bền vững cần được xây dựng trên nền tảng pháp lý vững chắc và bóng đá Việt Nam không thể nằm ngoài quy luật này. Do đó, VFF và VPF phải xử lý nghiêm những thành viên thuộc sự quản lý của mình khi họ vi phạm những quy định, điều lệ thì bóng đá nước nhà mới thực sự tiến bộ.
     

Chia sẻ trang này