Cách giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học bỏ tính trì hoãn | Diễn đàn DHTN | SEO, Công nghệ, IT, mua bán

Website nhà tài trợ:

  1. Khách đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Cách giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học bỏ tính trì hoãn

Thảo luận trong 'Dịch Vụ Khác' bắt đầu bởi hanmai1712, 9/9/21.

XenForohosting
  1. hanmai1712
    Offline

    hanmai1712 admin

    (Website tài trợ: kiến trúc nhà ở đẹp)
    Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học không chỉ bao gồm các kỹ năng mềm cần thiết, mà còn có cả các hướng dẫn giúp các em hạn chế, khắc phục các thói quen xấu. Một trong số đó là tính trì hoãn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê các lý do khiến học sinh hay trì hoãn và những gợi ý khắc phục.

    Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học: Vì sao học sinh hay trì hoãn và cách khắc phục?
    Piers Steel, giáo sư kinh doanh tại Đại học Calgary, từng lưu ý trong một nghiên cứu năm 2007 của ông rằng: “Sự trì hoãn vô cùng phổ biến”. Các ước tính chỉ ra rằng có 80 đến 95% sinh viên Đại học hay trì hoãn, khoảng 75% tự nhận mình là người thích trì hoãn. Giáo viên sẽ không khó để phát hiện ra những bạn nhỏ thích đợi “nước tới chân mới nhảy”. Có 3 lý do khiến các em thường xuyên trì hoãn:

    1. Áp lực phải làm tốt: Vì bài tập/môn học khá quan trọng hoặc khó đối với các em nên các em sinh ra tâm lý căng thẳng, và phản xạ tự nhiên sẽ là né tránh nó càng lâu càng tốt, cho đến khi bắt buộc phải đối mặt.

    2. Sợ bị chỉ trích: Học sinh sợ cảm giác bị mắng do làm không tốt dù đã cố gắng, nên vô tình các em sẽ đợi đến khi thời gian sắp hết, như vậy các em sẽ có thể đổ cho thời gian gấp rút.

    3. Thích “cảm giác mạnh”: Một số ít học sinh thích đợi đến gần hạn nộp mới làm vì các em thích cảm giác tự thử thách bản thân.
    [​IMG]

    Vậy đâu là những cách phương pháp giảng dạy kỹ năng sống giúp các em hạn chế sự trì hoãn:

    1. Chia nhỏ thời hạn hoàn thành: Thay vì cho học sinh 1 hạn nộp duy nhất, giáo viên nên chia thành nhiều cột mốc khác nhau, như vậy sẽ tránh được việc các em dồn tất cả vào phút chót.

    2. Đưa ra các góp ý tích cực: Các góp ý nhẹ nhàng thay vì chỉ trích sẽ giúp các em đỡ đi phần nào cảm giác sợ hãi khi làm bài.

    3. Dạy các em kỹ năng quản lý thời gian: Học sinh cần hiểu được tầm quan trọng của quản lý thời gian, cách sắp xếp các công việc trong ngày và lập thời gian biểu.

    4. Hạn chế đưa ra nhiều thời hạn trùng nhau: Điều này có thể khiến các em cảm thấy quá tải và khó lòng sắp xếp công việc.

    5. Có chỉ dẫn làm bài cụ thể và ví dụ đi kèm: Khi học sinh càng nắm rõ cách thức làm bài thì sự tự tin của các em cũng cao hơn, các em sẽ ít né tránh việc làm bài hơn hay đổ lỗi cho việc các em không hiểu cách làm.


    Bên trên là 3 lý do học sinh thường xuyên trì hoãn, cũng như 5 cách mà giáo viên có thể giúp các em ngăn ngừa thói quen xấu này. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học về vấn đề này cần được thực hiện sớm, trước khi thói trì hoãn ăn sâu vào hành vi của các em.
     

Chia sẻ trang này