Bệnh liệt mặt là gì? | Diễn đàn DHTN | SEO, Công nghệ, IT, mua bán

Website nhà tài trợ:

  1. Khách đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Bệnh liệt mặt là gì?

Thảo luận trong 'Dịch Vụ Khác' bắt đầu bởi duy12, 20/7/20.

XenForohosting
  1. duy12
    Offline

    duy12 admin

    (Website tài trợ: kiến trúc nhà ở đẹp)
    [​IMG]

    Bệnh liệt mặt hay còn gọi là liệt dây thần kinh số VII, bao gồm cả liệt VII ngoại vi và liệt VII trung ương, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và đồng đều cả hai giới. Bệnh ngày càng trở nên phổ biến do người bệnh chủ quan và thiếu kiến thức phòng tránh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lí và thẩm mỹ khuôn mặt. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có những hiểu biết chính xác và cách phòng tránh bệnh liệt mặt tốt nhất cho bản thân và gia đình.
    Xem thêm: Khái niệm bệnh liệt mặt

    Bệnh liệt mặt là gì?
    Bệnh liệt mặt là giảm hoặc mất hoàn toàn vận động cơ vùng mặt do dây thần kinh số VII chi phối. Có thể liệt hoàn toàn ½ mặt (liệt VII ngoại biên) hoặc liệt ¼ mặt phía dưới (liệt VII trung ương).
    [​IMG]

    Bệnh liệt mặt
    Vậy cùng tìm hiểu qua về dây thần kinh số VII ngay sau đây nhé:
    Giải phẫu dây thần kinh số VII
    Dây thần kinh số VII là dây thần kinh hỗn hợp gồm có 4 nhân: nhân vận động, nhân cảm giác (nhân bó đơn độc), nhân thực vật (nhân lệ tỵ và nhân bọt trên).
    Vừa có chức năng vận động, cảm giác, dinh dưỡng và phản xạ, dây VII vận động các cơ bám da mặt, chi phối vị giác 2/3 trước lưỡi, vận động tiết dịch tuyến lệ, tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi cùng các tuyến niêm mạc mũi.
    Đường đi của dây thần kinh số VII
    Đường đi của dây VII chia làm 3 đoạn: đoạn trong sọ, đoạn trong xương đá và đoạn ngoài sọ.
    • Đoạn trong sọ:
    Từ rãnh hành-cầu, dây VII thoát ra khỏi não, đi vào xương đá qua lỗ tai trong.
    • Đoạn trong xương đá:
    Gồm 2 phần. Phần đi qua ống tai trong, các sợi thần kinh tiền đình ốc tai nằm ở đáy ống, sợi thần kinh vận động dây mặt nằm trên cùng, sợi cảm giác và tự chủ nằm giữa là thần kinh trung gian. Phần đi trong ống thần kinh mặt có 3 đoạn: đoạn mê đạo, đoạn nhĩ và đoạn chũm.
    • Đoạn ngoài sọ:
    Dây VII qua lỗ châm chũm, bắt chéo rồi chui vào tuyến mang tai. Chia làm hai nhánh thái dương – mặt và nhánh cổ – mặt, chi phối vận động cho cơ bám da mặt và cơ bám da cổ. Ở tuyến mang tai, dây VII và các nhánh nằm nông nhất, sâu hơn là tĩnh mạch dưới hàm và tĩnh mạch, động mạch cảnh ngoài.
    [​IMG]

    Giải phẫu đường đi dây thần kinh số VII.
    Nguyên nhân
    Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh liệt mặt mà các bạn nên biết:
    Bệnh liệt mặt ngoại vi
    Theo Y học hiện đại, nguyên nhân gây bệnh liệt mặt ngoại vi có hai thuyết. Ở giai đoạn đầu, dây VII phù nề, sưng đỏ, bị chèn ép trong ống Fallop, khi gặp lạnh, mạch máu co lại, thiếu nuôi dưỡng, dây VII đáp ứng lại mà gây bệnh.
    Đó là cách giải thích nguyên nhân theo thuyết về mạch máu. Theo thuyết virus, do virus gây bệnh vùng tai mũi họng như các bệnh viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, chấn thương vùng tai…gây tổn thương đến dây VII.
    Bệnh liệt mặt trung ương
    Do tổn một bên bán cầu não như nhũn não, chấn thương sọ não, xuất huyết não, u não, u nền sọ… Hoặc do biến chứng u vòm họng, viêm màng não do lao.
    Triệu chứng
    Khi bạn bắt gặp một số triệu chứng này chứng tỏ bạn đang có dấu hiệu của bệnh liệt mặt rồi.
    Bệnh liệt mặt ngoại vi
    • Mất cân xứng 2 bên mặt
    Ở trạng thái tĩnh, mặt bị kéo lệch sang bên lành. Mất nếp nhăn trán, rãnh mũi má mờ hoặc mất. Nhân trung lệch sang bên lành, nét mặt vô cảm.
    Ở trạng thái động, khi bệnh nhân thực hiện các động tác cau mày, nhe răng, huýt sáo, thổi lửa… sự mất cân xứng càng trở nên rõ rệt.
    • Mắt nhắm không kín
    Đây là biểu hiện của dấu hiệu Charles Bell. Mắt bên liệt nhắm không kín, tăng tiết nước mắt, giảm phản xạ.
    Lưỡi giả lệch về bên liệt do cơ bên lành đẩy sang.
    Ngoài ra bệnh nhân còn có các triệu chứng như tê bì một bên mặt, ăn uống rơi vãi hoặc đọng thức ăn. Một số trường hợp nguyên nhân do viêm nhiễm có thể sốt, đau nhức đầu, đau tai…
    [​IMG]

    Bệnh liệt mặt ngoại biên
    Bệnh liệt mặt trung ương
    Khác với liệt VII ngoại vi, bệnh liệt mặt trung ương với tổn thương từ nhân trở lên, chỉ liệt ¼ dưới của mặt và không có dấu hiệu Charles Bell (mắt nhắm không kín). Thường kèm theo liệt nửa người.
    [​IMG]

    Bệnh liệt mặt trung ương
    Biến chứng của bệnh liệt mặt
    Bệnh liệt mặt dù là liệt ngoại biên hay trung ương nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lí. Có thể kể tên một số biến chứng sau:
    Viêm loét giác mạc
    Tình trạng mắt nhắm không kín trong bệnh liệt mặt ngoại vi, kèm theo rối loại điều tiết tuyến lệ, giảm phản xạ nếu không bảo vệ mắt đúng cách, gió bụi bẩn dễ dàng gây nhiễm trùng.
    Lâu dần gây viêm loét giác mạc. Vì vậy, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với gió bụi, đeo kính, vệ sinh mắt liên tục bằng dung dịch NaCl 0.9%, điều trị sớm khi có biến chứng viêm nhiễm.
    Co giật cơ hoặc co cứng cơ nửa mặt
    Nếu không được phát hiện, để lâu không điều trị có thể dẫn tới liệt hoàn toàn không hồi phục hoặc thoái hóa dây VII.
     

Chia sẻ trang này