Bệnh giang mai ở nữ | Diễn đàn DHTN | SEO, Công nghệ, IT, mua bán

Website nhà tài trợ:

  1. Khách đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Bệnh giang mai ở nữ

Thảo luận trong 'Dịch Vụ Khác' bắt đầu bởi ykhoa24, 8/7/21.

XenForohosting
  1. ykhoa24
    Offline

    ykhoa24 admin

    (Website tài trợ: kiến trúc nhà ở đẹp)
    Bệnh giang mai ở nữ giới, căn bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao từ mẹ sang con khi trong giai đoạn mang thai mẹ bầu mắc bệnh. Vì mặc cảm, lo lắng, e ngại về căn bệnh giang mai mình mắc phải mà nhiều người quyết định dấu bệnh. Điều đó đồng nghĩa với việc nuôi bệnh, khiến cho tình trạng bệnh ngày một nặng nề với nhiều biến chứng nguy hiểm.

    [​IMG]

    1. Bệnh giang mai ở nữ giới
    Đối tượng mắc bệnh Giang mai bao gồm cả nam và nữ và tập trung ở độ tuổi từ 25 - 45 tuổi. Tuy nhiên, theo thống kê của bộ y tế, bệnh giang mai ở nữ lại có số lượng cao hơn so với nam giới. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh từ mẹ của mình. Lý giải điều này, nhiều bác sĩ cho rằng xoắn khuẩn đã xâm nhập cơ thể thai nhi thông qua cuống rốn từ lúc còn trong bụng mẹ. Do đó, khi sinh ra, em bé sẽ có khả năng cao mắc bệnh và thường rất khó điều trị. Chính vì thế, các bạn nữ nên có kế hoạch sinh em bé để phòng ngừa các bệnh từ trước.

    Tìm hiểu về yếu tố gây bệnh, các bác sĩ kết luận bệnh giang mai xuất phát từ một loại xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum. Loại xoắn khuẩn này không có khả năng tồn tại lâu như virus HPV, tuy nhiên chúng cũng rất nguy hiểm. Ở một thí nghiệm, người ta thấy loại xoắn khuẩn này có thể tồn tại trong nước lạnh và sống được 30 phút ở nhiệt độ 45 độ C. Mặc dù khả năng duy trì sự sống và lây nhiễm trong không khí là rất ít nhưng mọi người không nên chủ quan.

    2. Các con đường lây truyền bệnh giang mai ở nữ
    Tương tự như các căn bệnh xã hội khác, bệnh giang mai ở nữ hay kể cả nam đều chủ yếu lây truyền qua con đường tình dục. Tức trong quan hệ tình dục, cả hai không sử dụng bất kì biện pháp phòng ngừa nào, tạo điều kiện cho xoắn khuẩn lây nhiễm cho người khác. Ngoài ra, thói quen quan hệ bằng miệng cũng là nguyên nhân dẫn đến bị bệnh giang mai ở khu vực miệng như môi, lưỡi,...

    Một con đường lây truyền bệnh giang mai khác thường gặp là lây nhiễm qua máu. Điển hình như người bệnh đi hiến máu tình nguyện, truyền máu cho người khác,... Hoặc cũng có thể người lành bệnh để vết thương hở của mình tiếp xúc với máu của người mắc bệnh. Ở trường hợp này cũng rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên mọi người vẫn nên lưu ý để phòng tránh bệnh.

    Ngoài ra, người mẹ cũng có thể truyền bệnh cho con từ khi con còn trong bụng mẹ. Nguyên nhân là do người mẹ mắc bệnh giang mai và chưa được điều trị thì có em bé. Do đó, căn bệnh này sẽ dần dần tấn công trẻ và xâm nhập trực tiếp vào máu thông qua cuống rốn. Xoắn khuẩn của bệnh giang mai thường tấn công da hoặc lớp niêm mạc của bộ phận sinh dục, sau đó nhiễm vào máu và dần dần lan ra các bộ phận khác trên cơ thể.

    [​IMG]
    3. Triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới
    Quá trình bệnh giang mai hình thành và phát triển được chia thành 3 giai đoạn. Trong đó, ở mỗi giai đoạn, cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau với mức độ ngày một nghiêm trọng hơn. Cụ thể như sau:

    3.1. Giai đoạn đầu
    Đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện một vài triệu chứng rõ rệt sau thời gian ủ bệnh (thường khoảng 3 - 4 tuần). Theo quan sát thông thường, bệnh nhân dễ dàng nhận thấy các biểu hiện của săng giang mai trong giai đoạn này. Cụ thể như:

    Các vết trợt của săng giang mai thường xuất hiện ở những vị trí xung quanh niêm mạc sinh dục. Điển hình như mép bộ phận sinh dục, môi bé, môi lớn,.

    3.2. Giai đoạn 2
    Giai đoạn 2 thường bắt đầu khoảng sau 7 - 8 tuần tính từ giai đoạn đầu. Ở giai đoạn này, bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng như:

    Đào ban: trên da xuất hiện các dát có thể là màu trắng hoặc màu hồng, tràn lan trên cơ thể. Chúng thường tách rời nhau, tạo thành từng mảng riêng biệt, đều màu. Khi chạm mạnh làm da căng ra thì chúng là biến mất và không có bất kỳ triệu chứng ngứa ngáy hay khó chịu nào.

    3.3. Giai đoạn 3
    Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh giang mai ở nữ giới và cả nam giới với nhiều triệu chứng bệnh nhân có thể mắc phải.

    Giang mai thần kinh: đây là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc bệnh giang mai trong giai đoạn cuối. Sự tổn thương thần kinh dẫn đến những biến chứng liên quan đến viêm não, bại liệt,...
     

Chia sẻ trang này