Thực hư việc trẻ béo phì vẫn có thể bị suy dinh dưỡng | Diễn đàn DHTN | SEO, Công nghệ, IT, mua bán

Website nhà tài trợ:

  1. Khách đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Thực hư việc trẻ béo phì vẫn có thể bị suy dinh dưỡng

Thảo luận trong 'Dịch Vụ Khác' bắt đầu bởi rvxbinhphuoc, 26/3/22.

XenForohosting
  1. rvxbinhphuoc
    Offline

    rvxbinhphuoc admin

    (Website tài trợ: kiến trúc nhà ở đẹp)
    Thực hư việc trẻ béo phì vẫn có thể bị suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng thể béo phì hay còn được gọi là suy dinh dưỡng ở trẻ thừa cân béo phì. Đây là tình trạng trẻ em bên ngoài có thể trạng béo tốt, phát triển bình thường nhưng lại thiếu canxi, thiếu máu, vitamin D, còi xương. [​IMG] 1. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thể béo phì Các chuyên gia đã chỉ ra một số nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thể béo phì ở Cân phân tích 2 số lẻ trẻ nhỏ bao gồm: Trẻ không được tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời để hấp thụ vitamin D tự nhiên. Đây có thể xuất phát từ tâm lý kiêng cữ quá mức của rất nhiều bố mẹ. Trẻ được ăn dặm sớm (ít hơn 4 tháng) dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa, giảm khả năng hấp thụ canxi. Chế độ ăn không cân đối khi thiếu hụt chất đạm, vi chất như canxi, sắt, kẽm,... và dư thừa năng lượng từ chất béo, đường. Ví dụ, cho trẻ ăn quá nhiều cơm, bánh mì, bánh kẹo và nước ngọt. Nhưng lại không bổ sung các vi chất đặc biệt là vitamin D và canxi. Bố mẹ lựa chọn các loại sữa không phù hợp với trẻ. 2. Hậu quả suy dinh dưỡng thể béo phì Suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì đan xen nhau là cửa ngõ của nhiều bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, mỡ máu, tổn thương khớp, xương và cả một số bệnh ung thư, thận, gan... Nếu không được điều chỉnh, can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, các trẻ này nhìn bên ngoài trẻ có thể trạng béo tốt, nhưng rất có thể trẻ đang bị thiếu: Canxi, vitamin D, máu, sắt, còi xương... Vì ở những trẻ này, nhu cầu về canxi, phốt pho, vitamin D cao hơn trẻ bình thường nên nếu cha mẹ không lưu ý thì có thể không đáp ứng đủ cho trẻ. 3. Phòng ngừa suy dinh dưỡng thể béo phì ở trẻ Muốn trẻ phát triển cân đối cha mẹ cần phải có chế độ dinh dưỡng cho trẻ lành mạnh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bậc cha mẹ nên giúp trẻ phòng tránh và thoát khỏi nguy cơ thừa cân béo phì thông qua chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý bằng các giải pháp đơn giản: Cần phải giảm bớt các thực phẩm giàu chất béo, đường, ăn nhiều rau củ quả bởi trong rau củ quả chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và nước giúp cân đối thành phần dinh dưỡng phong phú của trẻ. Đồng thời cho trẻ uống sữa giúp bé tăng cân tốt bởi sữa là nguồn cung cấp đầy đủ, cân đối các dưỡng chất, nhất là canxi, khoáng chất đặc biệt là Vitamin D. Chỉ cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi, chế độ ăn dặm của trẻ phải đủ- cân đối 4 nhóm chất là: Chất bột, chất đạm, chất béo và nhóm vitamin, khoáng chất (rau quả tươi). Tăng cường những thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm làm từ sữa (như sữa chua, phô mai...), tôm, cua, cá (chú ý cá nhỏ ăn cả xương rất giàu canxi)... Đây còn là những nhóm thực phẩm còn giúp bổ sung kẽm. ( Kẽm là vi chất rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến miễn dịch). Cho trẻ ăn uống đầy đủ đúng theo nhu cầu của lứa tuổi, ví dụ trẻ từ 1 - 3 tuổi trong một ngày nhu cầu năng lượng là 110 Kcal/kg sẽ được cung cấp qua bột, cháo, cơm nát và cần 28 gram chất đạm, 30 - 40 gram chất béo, canxi cần khoảng 400 - 500 miligram/ngày, cần bổ sung 6 - 7 miligam sắt/ngày (tương đương 100g thịt nạc, 200g rau quả tươi, 2 - 3 muỗng canh dầu mỡ, 500ml sữa/ngày). Việc đảm bảo đáp ứng đầy đủ các vi chất vitamin A, B1, C, D, sắt và kẽm trong khẩu phần ăn hằng ngày là rất quan trọng. Tuy nhiên đa phần bữa ăn truyền thống chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ trong giai đoạn phát triển. Chính vì thế bố mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm các sản phẩm thay thế chứa nhiều vitamin, chất khoáng,... để đảm bảo đầy đủ chất và cho trẻ phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ cũng như hỏi ý kiến bác sĩ để chọn cho trẻ sản phẩm chức năng giàu vi chất chất lượng và phù hợp.
     

Chia sẻ trang này