Cách Ủ Cafe Ngon, Vì Sao Cần Phải Ngâm Ủ Cà Phê Trước Khi Pha Chế | Diễn đàn DHTN | SEO, Công nghệ, IT, mua bán

Website nhà tài trợ:

  1. Khách đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Cách Ủ Cafe Ngon, Vì Sao Cần Phải Ngâm Ủ Cà Phê Trước Khi Pha Chế

Thảo luận trong 'Dịch Vụ Khác' bắt đầu bởi gaddecor2021, 19/4/22.

XenForohosting
  1. gaddecor2021
    Offline

    gaddecor2021 admin

    (Website tài trợ: kiến trúc nhà ở đẹp)
    Ngâm ủ cà phê chắc hẳn không còn là một khái niệm quá mới mẻ đối với những ai đam mê thưởng thức cà phê. Có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi vì sao cần phải thực hiện công đoạn ngâm ủ cà phê hay không? Tham khảo bài viết để biết thêm về những lợi ích mang lại của công đoạn ngâm ủ cà phê cũng như cách ủ cafe ngon. Nắm được những lưu ý này sẽ đảm bảo được chất lượng và hương vị cà phê luôn thơm ngon.

    Vì sao phải ngâm ủ cà phê trước khi pha
    Ngâm ủ cà phê là một công đoạn rất cần thiết trước lúc pha chế bởi nó sẽ giúp gia tăng hiệu quả của việc chiết xuất cà phê. Theo đó, quá trình ngâm ủ sẽ làm giảm các kênh lưu dẫn hay trong chuyên môn gọi là channeling giúp gia tăng tỷ lệ chiết xuất cà phê tốt hơn. Đặc biệt trong việc chiết xuất cà phê Espresso, phương pháp ngâm ủ sẽ giúp giảm thiểu tối đa sự di chuyển của các hạt cà phê có kích thước mịn xuống đáy basket tránh được tình trạng gây tắc nghẽn trong khi pha chế.

    Như ta đã biết trong hạt cà phê mới rang xay chứa rất nhiều khí CO2 và lượng khí này phải mất một khoảng thời gian dài mới có thể thoát ra ngoài nhờ cơ chế nhả khí của cà phê. Tuy nhiên trong khoảng thời gian này hạt cà phê rang xya cũng sẽ suy giảm đáng kể về mặt chất lượng và hương vị. Để đảm bảo hương vị cà phê luôn thơm ngon tốt nhất nên sử dụng cà phê có độ tươi mới vừa mới được xay xong. Thực hiện ngâm ủ cà phê sẽ trương nở lên kéo theo hiện tượng sủi bọt rồi lắng xuống giúp nước tiếp xúc sâu vào cấu trúc của hạt cà phê và mang lại hương vị cà phê tuyệt hảo đúng chuẩn nhất. Chính vì những lý do trên nên việc ngâm ủ cà phê trước khi pha chế là vô cùng cần thiết.

    Làm sao để ngâm ủ đúng cách
    Để giúp hương vị thức uống trở nên hấp dẫn hơn thì quá trình ngâm ủ là rất cần thiết. Với phương pháp ngâm ủ cà phê đúng cách giúp bật lên hương vị đặc trưng của cà phê bạn cần phải quan tâm hai yếu tố đó là lượng nước cần dùng để ngâm ủ và thời gian để ngâm ủ cà phê.

    2.1. Lượng nước ngâm cà phê
    Theo nhiều chuyên gia có nhiều kinh nghiệm bật mí, tỷ lệ 3:1 là tỷ lệ chuẩn để ủ cà phê tính theo trọng lượng nước/cà phê. Theo đó một khối lượng bột cà phê bất kỳ có thể hấp thụ tối đa gấp đôi khối lượng của chúng do vậy nếu như lựa chọn tỷ lệ ngâm ủ là 1:2 thì rất dễ xảy ra tình trạng bão hòa và không thể khiến nước thoát ra được. Vì lý do trên mà tỷ lệ 3:1 được lựa chọn và rất phù hợp để một lượng nước vừa đủ thoát ra khỏi khối cà phê.

    [​IMG]
    lượng nước ngâm ủ cà phê
    2.2. Thời gian ủ
    Bên cạnh yếu tố lượng nước thì yếu tố về mặt thời gian ngâm ủ là điều bạn cần quan tâm tiếp theo. Khác với tỷ lệ lệ nước chuẩn, thời gian ngâm ủ không tuân theo một khoảng thời gian nào. Tất cả đều sẽ dựa vào sự quan sát trực tiếp của bạn, quá trình ngâm ủ sẽ diễn ra cho đến khi nào ngừng xuất hiện các bong bóng trên lớp cà phê thì có thể kết thúc quá trình ngâm ủ. Hiện tượng bong bóng khí xuất hiện là do lúc này bột cà phê đã bắt đầu ngấm nước và giải phóng khí CO2, đến khi không còn hiện tượng thoát khí thì lúc này toàn bột bột cà phê đã được thấm toàn bộ lượng nước.

    [​IMG]
    thời gian ngâm ủ cà phê
    Pre Wetting và quá trình chiết xuất
    3.1. Ngâm ủ có làm tăng tỷ lệ chiết xuất
    Mặc dù có rất nhiều nhận định cho rằng ngâm ủ cà phê sẽ làm gia tăng tỷ lệ chiết xuất cà phê tốt hơn và sẽ giúp hương vị cà phê đậm đà hơn, tuy nhiên vẫn chưa ai có thể đưa ra đủ lý lẽ để khẳng định chắc chắn nhận định trên. Nhưng một điều mà bạn có thể chắc chắn đối với phương pháp ngâm ủ này đó là sẽ giúp gia tăng thêm thời gian tiếp xúc của cà phê với nước, từ đó xuất hiện hai quan điểm sau.

    Thứ nhất, do thời gian ngâm ủ cà phê với thời gian lâu nên hạt cà phê có nhiều điều kiện thuận lợi để chiết xuất các thành phần chất và hương vị đặc trưng tốt hơn

    Thứ hai, tuy rằng hàm lượng thành phần các chất có khả năng tan cao hơn nhưng điều này còn phụ thuộc rất lớn vào lượng nước sử dụng để chiết cà phê nên chưa chắc nồng độ chiết xuất TDS sẽ tăng theo.

    3.2. Khi nào nên và không nên ngâm ủ
    Việc ngâm ủ cà phê là một công đoạn vô cùng hữu ích mang lại nhiều tác động tích cực đối với hương vị của cà phê. Tuy vậy không phải trong bất kỳ trường hợp nào công đoạn này cũng phát huy được tác dụng của nó. Áp dụng không đúng cách đôi khi còn gây ra phản tác dụng. Với các loại hạt cà phê như Robusta sẽ không cần phải trải qua công đoạn ngâm ủ cà phê bởi mà chỉ cần trải qua công đoạn chế biến khô để có thể làm bật lên hương vị đậm đắng đặc trưng của loại hạt cà phê này. Còn đối với giống cà phê Arabica cần phải được chế biến bằng phương pháp chế biến ướt lên men hạt cà phê để làm dậy lên nét đặc trưng trong hương vị có phần chua thanh của hạt.

    Ủ cà phê trước khi rang
    Hạt cà phê sau khi thu hoạch sẽ được sơ chế kỹ càng để loại bỏ các tạp chất trước khi tiến vào giai đoạn rang xay cà phê. Hiện nay có hai phương pháp sơ chế cà phê phổ biến đó là chế biến khô và chế biến ướt. Đối với phương pháp chế biến khô thường hay được áp dụng cho giống cà phê Robusta. Với phương pháp này hạt cà phê sẽ trải qua giai đoạn phơi khô, tách vỏ để lấy nhân và cuối cùng là rang xay, trong quy trình không có công đoạn ngâm ủ nên hạt cà phê sẽ mang vị đặc đắng trưng, ít chua.

    Đối với phương pháp chế biến ướt hạt cà phê sau khi được thu hoạch và tách vỏ sẽ được tiến hành ngâm trong các loại chum, vại hoặc các thùng lớn trong khoảng thời gian dài để cho hạt cà phê lên men. Với cách ủ cà phê bằng phương pháp chế biến ướt thì hương vị của cà phê sẽ có tính ổn định hơn, cà phê chiết xuất sẽ có vị hơi ngọt xen lẫn một chút vị đắng dịu nhẹ.

    [​IMG]
    ủ hạt cà phê trước khi rang
    Ủ cà phê sau khi rang
    Kết thúc quá trình rang cà phê, để đảm bảo hạt cà phê có thể duy trì được chất lượng và hương vị đặc trưng thì cần tiếp tục công đoạn ủ cà phê bằng cách ủ trong bồn hoặc dụng cụ chuyên dùng để bảo quản, cất trữ cà phê và có thể sử dụng dần trong khoảng thời gian từ 10 ngày đến 30 ngày.

    [​IMG]
    ủ hạt cà phê sau khi rang
    Lưu ý khi ngâm ủ cà phê.
    Ngâm ủ là quá trình giúp cho cà phê có đủ điều kiện để thể hiện ra những đặc trưng trong hương vị của nó, tuy nhiên không phải với loại hạt cà phê nào ta cũng sẽ tiến hành ngâm ủ. Như ta đã biết có hai phương pháp chế biến cà phê chính đó là chế biến ướt và chế biến khô. Đối với hạt cà phê được sơ chế bằng phương pháp chế biến khô thì không cần phải trải qua giai đoạn ngâm ủ cà phê.

    Lời kết: Hy vọng qua những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu thêm về những tác dụng của công đoạn ngâm ủ cũng như cách ủ cafe ngon. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Các bạn có thể xem thêm nhiều bài viết khác của chúng tôi Tại đây nhé
     

Chia sẻ trang này